Thứ Ba, 18 tháng 2, 2014

Bài 5: Hêbơrơ 2:5-10: "SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐẤNG CHRIST VỚI THIÊN SỨ TRONG NHÂN TÁNH CỦA NGÀI".


Hêbơrơ 2:5-10
SỰ CAO TRỌNG CỦA ĐẤNG CHRIST VỚI THIÊN SỨ 
TRONG NHÂN TÁNH CỦA NGÀI.
            Nhân tánh của Đấng Christ cần được nhấn mạnh cũng như thần tánh. Các bạn thấy, Đấng Christ mang thần tánh xuống thế gian, và Ngài đem nhân tánh về trời.
            Hêbơrơ 2:5: “Vả, thế gian hầu đến mà chúng ta nói đó, Đức Chúa Trời chẳng từng khiến nó phục dưới quyền các thiên sứ”.
            Bắt đầu với câu này, xin chúng ta cần hiểu từ ngữ thế gian (thế giới) nào mà tác giả muốn nói ở đây. Nhiều người nghĩ ngay rằng, thế giới sẽ đến là thiên đàng. Dầu vậy, trong tiếng Hylạp từ ngữ “thế giới hay thế gian” có nghĩa trái đất đang ở. Câu này nói cho chúng ta về dân cư của trái đất này. Từ ngữ này cũng được dùng trong Mathiơ 24:14: “Tin Lành nầy về nước Đức Chúa Trời sẽ được giảng ra khắp đất, để làm chứng cho muôn dân. Bấy giờ sự cuối cùng sẽ đến”.
            Rôma 10:18:  “Nhưng tôi hỏi: Có phải là họ chưa nghe chăng? Trái lại, Tiếng của các sứ giả đã vang khắp đất, Và lời của sứ giả đã đạt đến cùng thế gian”.
            Từ ngữ “thế giới, hay thế gian” không thể đề cập về thiên đàng hay cõi đời đời. Nó không đề cập về thời kỳ ân điển mà chúng ta đang sống ngày nay. Nó nói về vương quốc Mêsia, mà nó sẽ đến trên đất. Những người tin nhận Hêbơrơ học trong trường Cựu ước biết đề tài về các bài hát về vương quốc sẽ đến từ dòng dõi của Đa-vít sẽ cai trị. Vương quốc Mêsia trở nên đề tài của các bài hát của mỗi tiên tri. 
            Đức Chúa Trời chẳng từng khiến nó phục dưới quyền các thiên sứ. Vương quốc một ngàn năm sẽ đến trên đất này. Thiên sứ đã không cai trị trong quá khứ và họ cũng sẽ không cai trị trong tương lai. Họ là những tôi tớ và sứ giả trong quá khứ, và họ cũng tiếp tục là tôi tớ trong tương lai. Đây là ý nghĩa được diễn đạt tại đây. 
            Giờ đây tác giả chuyển đến Thi thiên đoạn 8, và cho chúng ta một lời giải nghĩa kỳ diệu về liên hệ đến sự sáng tạo.
            Hêbơrơ 2:6: “Nhưng có kẻ đã làm chứng rằng: Loài người là gì, mà Chúa nhớ đến? Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến?”
            Câu 6-8 trích dẫn từ Thi thiên 8:4-6. Tại đây chúng ta tạm ngưng một chút để suy nghĩ, Con người là ai? Con người chỉ là một tạo vật nhỏ ở trên một trong các hành tinh nhỏ. Có người ví sánh, con người giống con kiến nhỏ trên đất. Chúng ta rất nhỏ trong vũ trụ rộng lớn của Đức Chúa Trời. Con người đứng trong vị trí như thế trong các tạo vật, nhưng điều quan trọng là Chúa của sự vinh hiển, là Ngôi Hai của Đức Chúa Trời trở thành Jêsus, là một người. 
            Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến? Câu trả lời là, “Chúa Jêsus trở thành con người. Ngài lìa khỏi sự vinh hiển của thiên đàng, đến với trái đất này, và Ngài không trở thành một thiên sứ.” Đó là những gì mà tác giả thư Hêbơrơ nói với chúng ta. Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến? Con người là gì? 
            Chính con người không ra chi. Theo phương diện vật lý, nếu các bạn làm tan rã hết các vật thể và hóa chất cấu tạo thành con người và đem đi bán ngoài chợ, một người chỉ có được vào khoảng một đô-la (khoảng 14.000 $ Việt nam). Và theo sự lạm phát kinh tế, trị giá của một người còn thấp hơn nữa. Bởi thế về thể chất, giá trị con người không có bao nhiêu. Nhưng về phương diện tinh thần con người có một giá trị nào đó, nhưng con người biết rất ít. 
            Con người có biết nhiều về vũ trụ lớn mà chúng ta đang sống không? Con người chi phí nhiều tỷ bạc để đi thám hiểm không gian, đi lên mặt trăng để tìm hiểu về cách nào nó được tạo dựng. Con người không tin vào sự sáng tạo của Đức Chúa Trời và đưa ra nhiều lý thuyết, nhưng các lý thuyết này vẫn không tốt hơn lời tuyên bố trong Sáng thế ký 1:1: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”. Con người ngày hôm nay không có giá trị gì về thể chất hay tinh thần. Con người không thể lên mình, cũng không thể làm gì được nhiều. Con người rất giới hạn. Khi các bạn nhìn kỹ về con người, các bạn nhận biết con người là tội nhân hư mất. Con người ở trong tình trạng kinh khủng. Con người là ai, mà Chúa săn sóc đến?
            Ngài thăm viếng chúng ta, bởi vì Ngài muốn giao thông với chúng ta. Ngài muốn cứu rỗi chúng ta, bởi vì Ngài thấy tình trạng hư mất của chúng ta. 
            Hêbơrơ 2:7: “Chúa đã đặt người ở dưới thiên sứ một chút; Cho người đội mão triều vinh hiển tôn trọng”;
Đức Chúa Trời làm cho con người thấp hơn thiên sứ vào thời điểm sáng tạo. Thi thiên 8 nói rất rõ rằng, con người được tạo dựng thấp hơn các thiên sứ. Nhưng Chúa Jêsus, Con của Đức Chúa Trời cao trọng hơn các thiên sứ, lại bằng lòng trở nên thấp hèn hơn thiên sứ. Ngài không trở thành thiên sứ, nhưng trở thành một người. 
            Nhiều người trong chúng ta tin rằng, trong Kinh thánh Cựu ước, Đấng được gọi là “thiên sứ của Chúa” chính là Đấng Christ trước khi nhập thể. Các bạn có nhớ đến câu chuyện Gia-cốp vật lộn với thiên sứ của Chúa ở rạch Gia-bốc khi Gia-cốp trên đường trở về xứ Ca-na-an không? (Điều này được ký thuật trong Sáng thế ký 32:22-32). Thiên sứ của Chúa nói ở đây, mà chúng ta tin rằng Đấng Christ. 
            Chúng ta đọc trong Kinh thánh Tân ước và biết rằng, khi Đấng Christ đến thế gian, Ngài trở nên thấp hơn thiên sứ. Vì thế các thiên sứ trở thành cây thước đo lường, họ là tiêu chuẩn đo lường. Trước đó, Đấng Christ cao hơn thiên sứ, nhưng khi Ngài trở thành một người, Ngài trở nên thấp hơn thiên sứ. Tại sao Chúa làm điều đó? Ngài làm điều đó để Ngài có thể khải thị về Đức Chúa Trời. Chúa Jêsus cũng đại diện cho con người trước mặt Đức Chúa Trời. Ngài tỏ bày Đức Chúa Trời cho trái đất, và Ngài đem con người trở lại thiên đàng. Nếu các bạn và tôi lên thiên đàng, đó là bởi vì chúng ta ở trong Đấng Christ. 
            Đức Chúa Trời có mục đích ban đầu với con người, cho người đội mão triều vinh hiển tôn trọng; Và đặt mọi vật dưới chân người. Con người làm một số điều mà thiên sứ không thể làm. Thiên sứ không cai trị vũ trụ của Đức Chúa Trời. Thiên sứ là sứ giả của Đức Chúa Trời. Có một thiên sứ cố gắng phản nghịch với Đức Chúa Trời. Hắn cố gắng lập một vương quốc riêng. Hắn cố gắng trở nên người cai trị. Tên của hắn là Luxiphe, có nghĩa là con trai buổi sáng. Ngày nay chúng ta biết tên của hắn là Sa-tan hay còn gọi là ma quỷ. Hắn là thiên sứ của sự sáng, nhưng vì hắn phản nghịch, nên nói trong lòng rằng, 
            “Ngươi vẫn bụng bảo dạ rằng: Ta sẽ lên trời, sẽ nhắc ngai ta lên trên các ngôi sao Đức Chúa Trời. Ta sẽ ngồi trên núi hội về cuối cùng phương bắc. Ta sẽ lên trên cao những đám mây, làm ra mình bằng Đấng Rất Cao” (Êsai 14:13-14)
            Đức Chúa Trời không có dự định để cho Sa-tan hay thiên sứ nào cai trị, nhưng Đức Chúa Trời tạo dựng con người để cai trị. 
            Dầu vậy, chúng ta thấy con người ngày hôm nay không có khả năng để cai trị. Điều này thể hiện khắp mọi nơi trên thế giới, đó là sự hổ thẹn cho con người. Con người không thể cai trị, nhưng nghĩ rằng mình có thể. Con người đang có quan điểm của Sa-tan. Hắn cố gắng cai trị mà không có Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời không có ban phước cho người cai trị nào không biết tin cậy vào Ngài. 
            Bởi qua sự cứu rỗi, Đức Chúa Trời đem con người trở lại địa vị có thể cai trị. Trong Thi thiên 8 nói rằng: “Cho người đội mão triều vinh hiển tôn trọng; Và đặt mọi vật dưới chân người”. Con người mất quyền quản trị khi ở trong vườn Êđen khi không vâng lời Đức Chúa Trời, nhưng trong Đấng Christ quyền ấy được phục hồi. 
            Hêbơrơ 2:8:  “Và đặt mọi vật dưới chân người. Đức Chúa Trời đã khiến mọi vật phục Đức Chúa Jêsus như vậy; thì chẳng để cho một vật nào chẳng phục Ngài; song hiện nay chúng ta chưa thấy mọi vật phục Ngài”.
            Dầu rằng trái đất hiện nay chưa tuột khỏi sự điều khiển của Đấng Christ, nhưng ngày nay Ngài vẫn chưa cai trị. Khi Chúa Jêsus cai trị trái đất này, sẽ không cần đến bịnh viện hay trại tù. Sẽ không còn có sự phạm pháp hay nghèo khổ. Khi Ngài cai trị trái đất này, nó sẽ là thiên đàng một ngàn năm. Như tác giả Hêbơrơ trích dẫn trong Thi thiên 8, ông làm rõ ràng, tác giả thi thiên nói về Đấng Christ, và lời tiên tri này chưa được ứng nghiệm trong thời hiện nay.
Tiếp đến chúng ta đến câu trọng tâm của đoạn này. 
            Hêbơrơ 2:9: “Nhưng Đức Chúa Jêsus nầy, mà đã ở dưới các thiên sứ một chút, chúng ta thấy Ngài, vì sự chết Ngài đã chịu được đội mão triều vinh hiển tôn trọng. Ay vậy, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết”.
            Bởi những gì Chúa Jêsus đã làm, chúng ta thấy Ngài. Chúng ta thấy Chúa Jesus. Chữ “thấy” ở đây không có nghĩa là nhìn thấy, nhưng chữ thấy ở đây có nghĩa là chúng ta hiểu. Chúng ta nhận biết rằng, trong Chúa Jêsus- có một điều gì đó mà trí hạn hẹp của chúng ta không hiểu hết. Chúng ta nhìn lên Ngài trong đức tin, trong sự tin cậy, trong sự tôn cao, trong sự thờ phượng. Tất cả mọi điều này được gói trong cụm từ “Chúng ta thấy Chúa Jêsus” Các bạn có “thấy” Chúa Jêsus hôm nay không? Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời có vén bức màn khỏi mắt các bạn để các bạn có thể nhìn thấy Ngài chưa? 
            Chúng ta thấy Chúa Jêsus. Xin hãy chú ý đến tên Chúa Jêsus theo phương diện con người. Vào lúc Chúa Jêsus được cưu mang, thiên sứ báo tin, Mathiơ 1:21: “Người sẽ sanh một trai, ngươi khá đặt tên là Jêsus, vì chính con trai ấy sẽ cứu dân mình ra khỏi tội”.
            Nhưng Đức Chúa Jêsus nầy, mà đã ở dưới các thiên sứ một chút, sự nhấn mạnh không ở trên việc trở nên thấp hơn thiên sứ một chút, từ ngữ “một chút” này nói nhấn mạnh đến thời gian. Chúng ta có thể nói, Chúa Jêsus trở nên thấp hơn thiên sứ, trong khoảng thời gian ngắn. Thời gian ngắn này là 33 năm khi Chúa Jêsus ở trên đất, Ngài thấp hơn thiên sứ. 
            Vì sự chết Ngài đã chịu được đội mão triều vinh hiển tôn trọng. Chỉ có Đấng Christ mới có thể cứu chuộc con người, và Ngài chỉ có thể làm điều đó bởi sự chết trên cây thập tự giá. Nó là con đường duy nhất. 
            Chúa Jêsus không có đội mão vinh hiển và tôn trọng bởi sự chết của Ngài, nhưng bởi vì Ngài đến thế gian và chết trên thập tự giá cho các bạn và tôi. Một lần nữa tôi xin nhấn mạnh rằng, Chúa Jêsus là Con Người trong sự vinh hiển. Ngài là ngôi hai của Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Chúng ta gọi Chúa Jêsus là Giêhôva. Ngài đã và đang là Đức Chúa Trời. Nhưng Chúa Jêsus cũng là một người. Chính Ngài lấy hình thể con người. Và bởi vì Ngài làm như thế, Ngài được ban cho sự vinh hiển và tôn trọng trong thiên đàng, mà điều đó không có trước đây.
            Đức Chúa Jêsus đã vì mọi người nếm sự chết. Điều này có nghĩa rằng Ngài trải qua sự chết thực sự, Ngài đi vào sự chết trọn vẹn. Ngài uống chén của sự chết. Chén đắng cay đi qua miệng Ngài, và Ngài đã uống trọn. Ngài làm điều đó vì các bạn và tôi. 
            Ấy vậy, bởi ân điển của Đức Chúa Trời, nhờ ân điển của Đức Chúa Trời mà các bạn và tôi được cứu rỗi. 
            Hêbơrơ 2:10: “Thật, Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển, thì đã khiến Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy, nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành, là phải lắm”.
            Nhân tánh của Chúa Jêsus không có nghĩa rằng Ngài là thần tôn giáo. Nó cũng không có nghĩa rằng Ngài là người tuận đạo. Nó cũng không có nghĩa rằng Ngài nên một gương tốt. Sự khổ nhục của Đấng Christ thực hiện hoàn tất hai điều: 1- Nó đem sự vinh hiển và tôn trọng đến Đấng Christ. 2- Nó đem lại sự cứu rỗi cho con người, làm cho con người có thể được sự cứu rỗi. Đấng Christ mang nhân tánh về trời, có sự vinh hiển trong Con người của Chúa Jêsus, mà sự mà sự vinh hiển này không có trước đây. 
            Đấng mà muôn vật hướng về Ngài và bởi Ngài, có sự hòa hiệp và thích ứng với thân vị và mục tiêu của Ngài để đem nhiều con vào sự vinh hiển trong cách này. Chúa Jêsus tạo dựng nên muôn vật, và các tạo vật được tạo dựng cho Ngài. Nếu các bạn muốn biết tại sao vũ trụ này hiện hữu, bởi vì Chúa Jêsus muốn, và bởi vì đó là ý muốn của Ngài. Đó là nguyên thủy của vũ trụ, nó bắt đầu từ tư tưởng của Đấng Christ. 
            Vì muốn đem nhiều con đến sự vinh hiển, là mục tiêu hiện tại của Đức Chúa Trời. Đức Chúa Trời cũng có mục tiêu tương lai để đặt ngôi Vua của Ngài trên núi thánh Si-ôn (xem trong Thi thiên 2). Đức Chúa Trời đang hướng về chương trình phía trước, nhưng hiện nay Ngài đang gọi ra một dân cho danh của Ngài. Ngài đang gọi nhiều người con trở về nhà vinh hiển. 
            Thì đã khiến Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi của những con ấy, nhờ sự đau đớn mà nên trọn lành, là phải lắm. Từ ngữ “Đấng làm cội rễ sự cứu rỗi” cũng có nghĩa là tác giả, người phát minh, người lãnh đạo. Người lãnh đạo là người khởi động và thực hiện. Nói một cách khác, Chúa Jêsus là đầu tiên và cuối cùng của mọi sự. Ngài bắt đầu và Ngài kết thúc. Ngài khởi sự và Ngài hoàn tất. Ngài là người dẫn đầu. Ngài là căn nguyên của sự cứu rỗi, và Ngài hoàn tất nó. 
Ngài thực hiện điều đó như thế nào? Ngài thực hiện bằng cách xuống thế gian, và chính Ngài trở nên hình thể con người như chúng ta. Ngài đã làm gì khi Ngài đến thế gian? Ngài mến trải sự chết vì con người. Ngài trở nên sự cứu rỗi cho nhân loại và ban cho con người sự cứu rỗi. Ngài khải thị về Đức Chúa Trời trên đất, và hiện nay Ngài đại diện cho con người trên thiên đàng. Chúng ta sẽ thấy rõ điều này khi tìm hiểu đến đề tài chức thầy tế lễ. 
            Chúa Jêsus nhờ sự đau đớn mà trở nên trọn lành. Ngài trở nên trọn lành theo ý nghĩa là làm cho hoàn tất. Chữ trọn lành, hay trọn vẹn trong tiếng Hy-lạp có nghĩa là hoàn tất mục tiêu, hoàn thành công việc. 
            Chúa Jêsus trở nên trọn lành qua sự đau đớn. Dầu rằng Ngài là Con Đức Chúa Trời và chính Ngài cũng là Đức Chúa Trời, nhưng đời sống trọn vẹn của Ngài không cứu chúng ta. Sự sanh ra của Ngài bởi nữ đồng trinh không cứu chúng ta. Sự giảng dạy của Ngài cũng không cứu chúng ta. Phép lạ của Ngài cũng không cứu chúng ta, và đời sống làm gương mẫu của Ngài cũng không cứu chúng ta. Chúa Jêsus được trở nên trọn vẹn, đạt đến mức hoàn tất bởi sự chết trên thập tự. 
Chúa Jêsus đến thế gian và mang lấy hình thể con người như chúng ta. Bởi vì Ngài chịu đau đớn và chết thập tự, nên tôi tin cậy vào Ngài. Tôi yêu mến Ngài, bởi những gì Ngài đã làm cho tôi và cả nhân loại hư mất. 


Thứ Hai, 10 tháng 2, 2014

Bài 4: Hêbơrơ 1:8 - 2:4: "ĐẤNG CHRIST CAO TRỌNG HƠN THIÊN SỨ" (tiếp theo).


Hêbơrơ 1:8 -2:4
ĐẤNG CHRIST CAO TRỌNG HƠN THIÊN SỨ (tiếp theo)
(Nhắc lại Hêbơrơ 1:7)
            Hê-bơ-rơ 1:8-9: “Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia, quyền bính của nước Chúa là quyền bính ngay thẳng. Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác; Cho nên, hỡi Chúa, Đức Chúa Trời của Chúa lấy dầu vui mừng xức cho, khiến Chúa trổi hơn kẻ đồng loại mình”.
            Các câu này được trích dẫn từ Thi thiên 45:6-7, mà đây là một thi thiên lớn nói về Đấng Mê-si-a. Thi thiên 45 nói cho chúng ta có một Đấng ra từ dòng dõi Đa-vít, Ngài sẽ cai trị trong sự công bình. Đa-vít rất hứng khởi với diễn cảnh này, Đa-vít nói trong Thi thiên 45:1: “Lòng tôi đầy tràn những lời tốt; Tôi nói điều tôi vịnh cho vua; Lưỡi tôi như ngòi viết của văn sĩ có tài”.
            Đấng sẽ đến theo như tác giả viết cho người Hê-bơ-rơ là Chúa Giê-xu Christ. Ngài là Đấng cai trị trong sự công bình. Đức Chúa Trời không ban quyền cai trị trên đất cho bất cứ thiên sứ nào. 
            “Chúa ưa điều công bình, ghét điều gian ác”, là lời công bố lớn lao. Xin hãy tưởng tượng trái đất này được cai trị bởi Đấng yêu sự công bình và ghét điều ác. 
            Nhưng nói về Con thì lại phán rằng: Hỡi Đức Chúa Trời, ngôi Chúa còn mãi đời nọ qua đời kia. Đây là lời Đức Chúa Cha gọi Đức Chúa Con. Các bạn có từ chối việc Đấng Christ là Đức Chúa Trời trở thành nhục thể không? Nếu có thì các bạn đối nghịch với Đức Chúa Trời. Chính Đức Chúa Trời gọi Chúa Giê-xu là Đức Chúa Trời. Các bạn đang gọi Chúa Giê-xu là gì? Tôi không biết rõ các bạn gọi ra sao, nhưng tôi gọi Giê-xu là Chúa, là Đức Chúa Trời trở thành người. Ngài cao trọng hơn thiên sứ, bởi vì Ngài cai trị cả vũ trụ này. Giê-xu là Vua trên nuôn vua, là Chúa trên muôn chúa, Ngài sẽ cai trị cả trái đất này. 
            Hêbơrơ 1:10- 12: “Lại có phán: Hỡi Chúa, ban đầu trước hết Chúa đã dựng nền đất, Và các từng trời cũng là công việc của tay Chúa. Trời đất sẽ hư đi, nhưng Chúa hằng có; Trời đất sẽ cũ đi như cái áo; Ngài sẽ cuốn nó lại như cái áo choàng, Rồi trời đất sẽ biến đổi, Nhưng Chúa vẫn y nguyên, Các năm của Chúa không hề cùng”.
            Các câu này trích dẫn từ Thi thiên 102:25-27. Đây là lời công bố lớn lao nói cho chúng ta rằng Chúa Giê-xu là Đấng Tạo Hóa. Các câu này cho chúng ta một hình ảnh tương phản: Thiên sứ là những tạo vật, Chúa Giê-xu là Đấng Tạo Hóa. 
            Hêbơrơ 1:13: “Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Hãy ngồi bên hữu ta, Cho đến chừng nào ta để kẻ thù nghịch làm bệ dưới chân ngươi?”
            Câu này trích dẫn từ Thi thiên 110:1, thi thiên này được trích dẫn trong Tân ước nhiều hơn bất cứ thi thiên nào khác. Có một bức tranh trọn vẹn về Đấng Christ trong sách Thi thiên hơn là trong các sách Tin lành. 
            Hê-bơ-rơ 1:14: “Các thiên sứ há chẳng phải đều là thần hầu việc Đức Chúa Trời, đã được sai xuống để giúp việc những người sẽ hưởng cơ nghiệp cứu rỗi hay sao?”
            Câu này hướng về thời kỳ quay trở về của quốc gia Y-sơ-ra-ên và thế giới dân ngoại, sau khi hội thánh cất lên khỏi đất. Xin chú ý rằng, câu này không nói rằng thiên sứ đang hầu việc những người hiện nay hưởng cơ nghiệp của sự cứu rỗi. Các bạn thấy rằng Đức Chúa Trời đang hành động theo chương trình của Ngài. Ngài có mục đích trong mọi điều Ngài làm.
            Đấng Christ là Con, các thiên sứ là tôi tớ. Đấng Christ là Vua, các thiên sứ là người phục tùng. Đấng Christ là Đấng Tạo Hóa, các thiên sứ là những tạo vật. Hiện nay Đấng Christ đang chờ đợi cho đến khi kẻ thù nghịch của Ngài bị đặt dưới bệ chân Ngài. Đức Chúa Cha không hề ban một lời hứa như vậy cho một thiên sứ nào, Đức Chúa Trời nói, vào một ngày sẽ đến, Con của Đức Chúa Trời sẽ cai trị. Đây là phân đoạn lớn lao nói cho chúng ta biết thần tánh của Chúa Giê-xu Christ, và sự tôn cao của Chúa Giê-xu Christ. Ngài cao trọng hơn thiên sứ. 
NHÂN TÁNH CỦA ĐẤNG CHRIST
Sau khi chúng ta thấy sự tôn cao của Đấng Christ trong đoạn 1, chúng ta đến sự hạ mình của Đấng Christ trong đoạn 2. Ngài trở thành một người, và lúc đó trở nên thấp hơn các thiên sứ. Ngài trở thành người trong lòng của trinh nữ Ma-ri, và chính Ngài trở nên hèn hạ. Vì thế Đấng Christ là sự khải thị của Đức Chúa Trời, và Ngài đại diện cho con người. Chúng ta sẽ tìm hiểu hai điều về Đấng Christ trong sách Hêbơrơ: 1-/ Ngài khải thị về Đức Chúa Trời cho con người. 2-/ Ngài đại diện cho con người trước mặt Đức Chúa Trời. 
            Tôi có một đại diện trên trời. Tôi không biết các bạn nghĩ ra sao, nhưng tôi cảm nghĩ rằng những người đại diện tôi trong quốc hội mà tôi đã bỏ phiều bầu cho họ không đại diện cho tôi gì cả. Họ chỉ lo cho quyền lợi của họ, và không lưu tâm gì đến công chúng. Chỉ có một thời điểm mà họ quan tâm đến tôi là lúc vận động bầu cử. 
Thật là tốt lành khi chúng ta có một đại diện trước mặt Đức Chúa Trời. Thật là tốt khi chúng ta biết có một người nào đó đại diện cho chúng ta. Bởi vì Kinh thánh nói rằng, sa-tan đang kiện cáo anh em, hắn đến với Đức Chúa Trời và phỉ báng chúng ta ngày và đêm (xem trong Khải huyền 12:10). Sa-tan nói những điều rất tệ về chúng ta, vì thế tôi cảm tạ Chúa vì tôi có một đại diện trên trời. 
            Trước nhất, chúng ta thấy Đấng Christ cao trọng hơn thiên sứ, bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời. Giờ đây chúng ta thấy Ngài trở nên thấp hơn thiên sứ. Ngài trở nên giống như con người, và chúng ta thấy nhân tánh của Ngài. 
            Có sáu dấu hiệu nguy hiểm trong sách Hê-bơ-rơ. Các dấu hiệu này cảnh giác dân chúng Y-sơ-ra-ên rằng họ thất bại trong việc đi vào phước hạnh trọn vẹn mà Đức Chúa Trời ban cho qua Đấng Christ. Sáu dấu hiệu nguy hiểm này có thể giống như các bản hiệu cảnh giác trên quốc lộ. Các dấu hiệu sự nguy hiểm này được liệt kê như sau.

Nguy hiểm của sự thả trôi, 2:1- 4.
Nguy hiểm của sự nghi ngờ, 3:7- 4:2 
Nguy hiểm của sự chậm nghe, 5:11-14.
Nguy hiểm của sự lìa bỏ đạo, 6:1-20.
Nguy hiểm của sự khinh chê, 10:26- 39.
Nguy hiểm của sự khước từ, 12:15- 29.

            Mục sư McGee kể lại rằng, Tôi có dịp vượt qua sông Giô-đanh, và thấy nó là không vui thích chút nào, khi nhìn thấy nước sông có bùn. Tôi cảm ơn Chúa vì đã băng qua sông Giô-đanh thuộc linh trong Đấng Christ qua sự chết và sự sống lại của Ngài. Tôi được chôn với Ngài trong lễ báp-tem và được sống lại với Ngài trong đời sống mới. Đó là ý nghĩa của việc Cơ-đốc-nhân vượt qua sông Giô-đanh. Giô-suê đã dẫn dân Y-sơ-ra-ên vượt qua sông Giô-đanh thật. Đấng Christ dẫn những người tin nhận qua sông Giô-đanh thuộc linh vào trong đời sống mới. 
Dấu hiệu nguy hiểm thứ nhất: Sự thả trôi.
            Xin hãy nhận thức rằng đây là dấu hiệu cảnh giác cho mỗi con cái Đức Chúa Trời trong thời của chúng ta nữa, lời cảnh giác nguy hiểm của sự thả trôi.
            Hêbơrơ 2:1: “Vậy nên, chúng ta phải càng giữ vững lấy điều mình đã nghe e kẻo bị trôi lạc chăng”.
            Bởi vì đây là sự khải thị sau cùng và nó cao trọng hơn thời kỳ Cựu ước. Nó đến từ một Đấng cao hơn thiên sứ, chúng ta cần chú ý đặc biệt đến lời cảnh giác này, vì giờ đây trách nhiệm lớn hơn. 
            Việc thả trôi là dấu hiệu bỏ qua, bỏ lơ. Việc bỏ lơ là một tai hại cho đời sống. Nhưng trong lãnh vực thuộc linh, khi quý vị nghe sứ điệp Tin lành mà không làm gì hết là một việc thảm hại. Tôi phải làm gì khi trở nên hư mất? Không làm chi cả. 
            Có câu chuyện về một người đàn ông ngủ trong thuyền ban đêm, dây buộc thuyền bị tuột và thuyền trôi trên sông, cuối cùng thuyền đụng vào chân gầm cầu, thuyền chìm và ông cố gắng lội vào bờ suýt chết. 
            Có người hỏi, Tôi phải làm gì khi trở nên hư mất? Chúng ta được cho câu trả lời, Tôi phải làm gì để được cứu rỗi? trong Công vụ 16:31 .. Hãy tin Chúa Giê-xu thì ngươi sẽ được cứu rỗi. Nhưng câu trả lời như thế nào cho câu hỏi “Tôi phải làm gì khi trở nên hư mất?” Câu trả lời là “không làm gì cả.” Các bạn và tôi thuộc về gia đình nhân loại hư mất. Chúng ta là những người hư mất. Ngày nay những người được sự cứu rỗi là những người quay trở về với Đấng Christ. Những người còn lại đã hư mất. Các bạn không cần làm gì để trở nên hư mất, bởi vì sự hư mất chính là bản tính tự nhiên của các bạn. 
            Có sự nguy hiểm lớn trong đời sống qua việc bỏ lơ, bỏ mặt, thả trôi. Nhiều năm trước đây có một cô thơ ký rất tốt, bác sĩ báo cho cô biết là cô có triệu chứng bịnh ung thư và cô phải tiến hành giải phẩu, điều trị sớm, nhưng cô ta đình trệ, hẹn lần lượt, bỏ qua. Cuối cùng đến một ngày chứng bịnh phát ra mạnh mẽ, bấy giờ cô mới chịu nhờ bác sĩ điều trị, nhưng bác sĩ nói rằng, quá trể cứu mạng sống của cô ta. Rất tiếc cô được cảnh giác trước mà lại bỏ trôi, không có hành động đáp ứng cụ thể. 
            Khi các bạn thả trôi trong lãnh vực cao hơn, đời sống của các bạn thảm hại nhiều hơn, như việc các bạn nghe về Tin lành cứu rỗi và không làm cho hết. Nhiều người nghe Tin lành cứu rỗi, và nhận biết, nhưng không làm chi hết, đời sống của người ấy đi đến chỗ hư mất. 
            Thời gian trước đây có một người nói với tôi: Tôi đã nghe Tin lành và một ngày sắp đến tôi sẽ tiếp nhận Đấng Christ. Nhưng hiện nay người đàn ông này đang thả trôi. Tôi không biết là ông kéo dài tình trạng này bao lâu, nhưng có một ngày “thuyền trôi” ông đụng vào gầm cầu thì quá trể. Có thể người ấy bị bịnh tim, hay bị tai nạn xe.. và cơ hội để tiếp nhận Đấng Christ không còn nữa. Tôi mong muốn quý vị và các bạn nào đang nghe Tin lành hiện nay, đây là thí giờ mà quý vị cần tiếp nhận Tin lành cứu rỗi. Có sự nguy hiểm của sự thả trôi, và thư Hê-bơ-rơ cảnh giác chúng ta. 
            Hêbơrơ 2:2: “Vì nếu lời thiên sứ rao truyền đã vững chắc và sự trái phép nghịch mạng đã được báo ứng xứng đáng rồi”.
            Thí dụ như hai thiên sứ đến thành Sô-đôm với lời công bố rằng thành Sô-đôm bị hủy diệt, và sau đó thành bị hủy diệt đúng như lời thiên sứ nói. Khi thiên sứ mang đến một sứ điệp, các bạn thấy rằng nó sẽ xảy ra như được công bố. 
Giờ đây xin chú ý đến một câu hỏi.
            Hê-bơ-rơ 2:3: “mà nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? -là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta”.
            Có một vị mục sư mở đầu bài giảng như sau: Tôi có một câu hỏi để hỏi, tôi không có câu trả lời và các bạn cũng không có câu trả lời. Ngay cả Đức Chúa Trời cũng không thể trả lời.” Sau đó vị mục sư nêu lên câu hỏi: Nếu ta còn trễ nải sự cứu rỗi lớn dường ấy, thì làm sao tránh cho khỏi được? Câu hỏi này Đức Chúa Trời cũng không thể trả lời. Tôi không có ý bất kính với Chúa, nhưng Đức Chúa Trời nói rõ, Ngài không thể trả lời câu hỏi này. Các bạn có muốn biết con đường để thoát khỏi không? Chỉ có một con đường, đó là Đấng Christ. Ngài tuyên bố như thế trong Giăng 14:6 Ta là đường đi, lẽ thật, và sự sống; chẳng bởi ta thì không ai được đến cùng Cha.
            Nhưng trong Kinh thánh chúng ta cũng đọc biết rằng, Có một con đường coi dường chánh đáng cho loài người; Nhưng cuối cùng nó thành ra cái nẻo sự chết. (Châm Ngôn 16:25). Có nhiều con đường hình như đúng cho con người, chúng ta thường nghe nhiều người xung quanh nói nhiều về con đường này. Nếu các bạn tìm một tôn giáo, các bạn sẽ tìm được ngay. Hoặc là các bạn không đồng ý với các tôn giáo hiện có, các bạn có thể lập ra một tôn giáo mới, và sẽ có nhiều người theo tôn giáo này của các bạn. Có một con đường dường như chánh đáng cho con người, nhưng cuối cùng dẫn đến sự chết. Như thế làm sao chúng ta thoát khỏi, nếu chúng ta bỏ qua sự cứu rỗi lớn? Các bạn làm gì để trở nên hư mất? Không làm chi cả. Các bạn hư mất bởi vì bỏ qua, thả trôi. 
            ..là sự cứu rỗi Chúa truyền ra trước hết, rồi có những kẻ nghe chứng nghiệm nó cho chúng ta. Khi Chúa Giê-xu còn ở trên thế gian này Ngài từng kêu gọi,
            “Hỡi những kẻ mệt mỏi và gánh nặng, hãy đến cùng ta, ta sẽ cho các ngươi được yên nghỉ” (Mathiơ 11:28). “Bởi Con người đã đến tìm và cứu kẻ bị mất” (Luca 19:10).
            Các môn đồ của Chúa Giê-xu và những người khác đã lắng nghe về Ngài và trở nên nhân chứng về sự chết và sự sống lại của Ngài. Sau đó họ đi khắp nơi giảng Tin lành. 
            Hê-bơ-rơ 2:4: “Đức Chúa Trời cũng dùng những dấu kỳ sự lạ và đủ thứ phép mầu, lại dùng sự ban cho của Đức Thánh Linh mà Ngài đã theo ý muốn mình phát ra, để làm chứng với các kẻ đó”.
            Tôi nghĩ rằng tại đây tác giả của thư Hê-bơ-rơ đề cập rõ về ngày lễ Ngũ Tuần, khi các ơn tứ của Đức Thánh Linh được thực hành. Các ơn tứ xác chứng sứ điệp đến với ai? Đến với quốc gia Y-sơ-ra-ên. 
            Đây là lẽ thật lớn lao mà chúng ta có trong lời cảnh giác về nguy hiểm thứ nhất, đó là sự thả trôi. Người nào bỏ qua việc tiếp nhận sự cứu rỗi mà Đức Chúa Trời ban cho sẽ không thoát khỏi sự hư mất.



Bài 3: Hêbơrơ 1:3-7: "ĐẤNG CHRIST CAO TRỌNG HƠN TIÊN TRI VÀ THIÊN SỨ" (tiếp theo).


Hêbơrơ 1:3 - 7
Đấng Christ cao trọng hơn tiên tri và thiên sứ (tiếp theo)
            Hê-bơ-rơ 1:3: “Con là sự chói sáng của sự vinh hiển Đức Chúa Trời và hình bóng của bản thể Ngài, lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật; sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao”.
            Tại đây chúng ta có một lời công bố lớn lao, Chúa Giê-xu là sự chói sáng vinh hiển của Đức Chúa Trời. Sự sáng thể chất trong không gian cho chúng ta sự giải bày tốt về điều này. Chúng ta không thể nào biết sự vinh hiển của mặt trời bằng cách nhìn vào nó. Bởi vì chúng ta không thể nào nhìn trực tiếp vào sự sáng mặt trời. Nó sẽ làm cho ta mù mắt, nếu chúng ta cố nhìn thử. Nhưng từ tia sáng của mặt trời chúng ta có sự sáng, chúng ta có sức nóng, và rất có thể chúng ta được chữa bịnh từ ánh sáng mặt trời. Đó là phương cách mà chúng ta biết về mặt trời. Giờ đây trong cùng một cách tương tự, chúng ta biết rất ít về Đức Chúa Trời, ngoại trừ sự khải thị mà Đức Chúa Trời ban trong Con của Ngài. Chúa Giê-xu Christ là sự sáng chói mà chúng ta thấy. Không một người nào thấy Đức Chúa Trời, giờ đây chúng ta biết Ngài qua Chúa Giê-xu Christ. Chỉ nhờ vào tia nắng mặt trời với sự ấm áp và sự sáng nói cho tôi biết về mặt trời. Chúa Giê-xu bày tỏ khải thị về Đức Chúa Trời cho chúng ta ngày nay. 
            Chúa Giê-xu là hình bóng của bản thể Đức Chúa Trời. Từ ngữ giống như bản thể cũng giống như bản khắc. Chúng ta nói rằng Chúa Giê-xu là sự khải thị của Đức Chúa Trời, bởi vì Ngài là Đức Chúa Trời. Ngài không phải chỉ là một bản in, nhưng Ngài là bản thể của Đức Chúa Trời, Chúa Giê-xu giống như chính xác bản thể của Đức Chúa Trời. Phao-lô nói trong Cô-lô-se 2:9: “Vì sự đầy dẫy của bản tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình”. 
            Chúa Giê-xu lấy lời có quyền phép Ngài nâng đỡ muôn vật. Hài Nhi Giê-xu nằm trong vòng tay bà Ma-ri ở Bết-lê-hem có thể nói vũ trụ này hiện hữu. Ngài nắm giữ muôn vật bởi Lời của quyền phép Ngài. Đức Chúa Trời đã tạo nên muôn vật bằng lời của Ngài, nhưng Ngài cũng nắm giữ mọi vật lại với nhau. 
            Chúa Giê-xu chăm sóc từng chương trình và mục đích. Ngài là thân vị của Đức Chúa Trời, và Ngài bảo tồn muôn vật. Ngài không những tạo dựng nên vũ trụ này, nhưng Ngài cũng nắm giữ mọi vật lại với nhau. Nếu Ngài buông các bạn và tôi, chúng ta sẽ bay ra vào không gian. Ngài giống như chất keo nối kết, giống như trọng lực kéo mọi vật trong trái đất lại. Vũ trụ này sẽ tan rã nếu không có sự chăm sóc thường xuyên và quyền năng của Ngài. Chúa Giê-xu rất năng động trong việc chăm sóc mọi tạo vật. Tôi thấy rằng điều này lớn hơn cả việc tạo dựng lúc ban đầu. Ngài giữ cho mọi việc được chạy đều, giữ nó hoạt động đúng chức năng. Đây là một trong những điều lớn lao mà Ngài làm hiện nay. 
            Sau khi Con làm xong sự sạch tội, bèn ngồi bên hữu Đấng tôn nghiêm ở trong nơi rất cao. Chúa Giê-xu Christ ban cho chúng ta sự rửa sạch tội lỗi. Đây là phương cách rửa sạch mà Kinh thánh đề cập đến. Ngài đã đi qua mọi sự vì các bạn và tôi. Ngài trả án phạt tội lỗi. Chúa Giê-xu thật là tuyệt vời. Sự rửa sạch của Ngài được hoàn tất bởi Chúa Giê-xu chịu chết trên thập tự giá. Và ngày nay chúng ta được tiếp nhận trong Con yêu dấu của Ngài. Những ai tiếp nhận Đấng Christ sẽ được sự tha thứ tội lỗi trọn vẹn và sự cứu rỗi trọn vẹn. 
            Hiện nay Chúa Giê-xu đang ngồi bên hữu ngai của Đức Chúa Trời. Đây thật sự là sứ điệp cho người Hê-bơ-rơ. Chúa Giê-xu nhận sự vinh hiển và tôn nghiêm khi Ngài trở lại trên ngôi của Đức Chúa Cha, mà Ngài không hề có như thế trước đây. Ngày nay có một điều nào trên trời, mà nó không có cách đây 2000 năm về trước, và không có trong quá khứ đời đời nữa. Bởi vì Chúa Giê-xu trở về trời với dấu đinh trên tay, trên chân và dấu đâm bên hông sườn. Đấng Christ về trời với thân thể vinh hiển. 
            Hiện nay, Đấng Christ đang ngồi, điều này không phải vì Ngài mệt nên ngồi nghỉ, hay là vì không có việc nữa để làm. Nhưng có nghĩa rằng Ngài đã hoàn tất công việc cứu rỗi cho chúng ta. Ngài ngồi xuống bởi vì công tác đã được làm xong. Đây cũng chính là ý nghĩa về ngày thứ bảy trong sự sáng tạo. Đức Chúa Trời nghỉ ngày thứ bảy. Có phải vì Chúa mệt không? Không. Chúa nghỉ, bởi vì công việc sáng tạo được hoàn tất. Không còn việc gì nữa mà Ngài cần phải làm. 
            Từ khi tôi trở thành mục sư hầu việc Chúa, công việc của tôi không bao giờ hết, tôi không hoàn tất công việc. Nhưng Đấng Christ ngồi xuống và nghỉ, bởi vì công việc cứu rỗi đã hoàn tất. Các bạn thân mến, các bạn không cần phải làm thêm một việc nhỏ nào hôm nay để thêm vào sự cứu rỗi mà Chúa Giê-xu đã làm trên thập tự giá. Ngài đã hoàn tất sự cứu rỗi của chúng ta, và chúng ta được hoàn tất trong Ngài, chúng ta đọc trong Cô-lô-se 2:9-10:
           
“Vì sự đầy dẫy của bản tánh Đức Chúa Trời thảy đều ở trong Đấng ấy như có hình. Anh em lại nhờ Ngài mà có được đầy dẫy mọi sự, vì Ngài là đầu của mọi quyền cai trị và mọi thế lực”.
            Chúng ta được làm trọn vẹn trong Chúa Giê-xu, được đầy trọn trong Ngài, và được tiếp nhận trong Con Yêu Dấu. 
            Công tác hiện tại của Đấng Christ ở một phương diện khác. Và tôi nghĩ rằng đây là điều mà tác giả Hê-bơ-rơ muốn chúng ta để ý đến. Công việc hiện tại của Chúa Giê-xu có thể được diễn đạt như sau: Ngài đã chết dưới thế gian để cứu chúng ta, Ngài sống trên trời để giữ cho chúng ta được cứu rỗi. Ngài đang làm công việc cầu thay, Ngài đang chăm sóc, Ngài đang hướng dẫn đời sống môn đồ của những người thuộc về Ngài. Dầu rằng hiện nay Chúa Giê-xu đang ngồi bên hữu ngôi Đức Chúa Trời, nhưng Ngài vẫn luôn chăm xem những người thuộc về Ngài, và Ngài sẵn sàng nâng đỡ chúng ta. 
            Các bạn thân mến, các bạn đang cần gì? Các bạn có cần sự nhơn từ không? Các bạn có cần sự cứu giúp không? Các bạn có cần sự khôn ngoan không? Tất cả những gì các bạn cần, Tại sao các bạn không đến với Đức Chúa Trời để cầu xin? Nếu các bạn cầu xin, Ngài làm thay cho các bạn, Ngài sẽ làm việc ấy theo ý chỉ tốt lành của Ngài (nhưng không phải theo ý của các bạn). Lời cầu nguyện không phải để thúc đẩy Đức Chúa Trời làm một điều mà Ngài không muốn làm, lời cầu nguyện là để đem các bạn và tôi đi theo đường lối trong chương trình của Đức Chúa Trời. Đấng Christ đang ngồi bên hữu ngôi của Cha và Ngài là Đấng hằng sống cầu thay cho chúng ta. Các bạn có thể nhận lấy sự nhơn từ và ân điển để cứu giúp trong thì giờ cần đến. Đó là công tác hiện tại của Đấng Christ, và nó làm cho những câu trong Hê-bơ-rơ này trở nên thực sự tốt đẹp cho chúng ta. Các bạn không cần sự giúp đỡ của các giáo chủ hay các nhà lãnh đạo tôn giáo nào. Vì tất cả các vị này cũng chỉ là con người đã chết và hay sẽ chết. Nhưng chúng ta hiện có Đấng Christ hằng sống, Ngài là Thầy tế lễ thượng phẩm của chúng ta hiện nay.
            Trong ngày lễ Phục sinh chúng ta thường hát bài thánh ca “Chúa sống”. Chúa Giê-xu đang sống, đây là sứ điệp lớn của thư Hêbơrơ. Ngài là Đấng có thể giúp đỡ chúng ta. Ngài là Đấng chúng ta có thể hướng đến. Khi Chúa Giê-xu ngồi bên hữu ngôi của Đức Chúa Trời với sự tôn nghiêm, Ngài có đầy sự vinh hiển. Ngài có một cơ thể vinh hiển. Sau khi chịu chết để cứu rỗi các bạn và tôi. Và nhờ huyết báu của Ngài mà các bạn và tôi có được sự sống. 
            Đấng Christ cao trọng hơn thiên sứ.
            Hêbơrơ 1:4: “vậy được hưởng danh cao hơn danh thiên sứ bao nhiêu, thì trở nên cao trọng hơn thiên sứ bấy nhiêu”.
            Đấng Christ cao trọng hơn thiên sứ. Thiên sứ thực hiện công tác nổi bật cho dân Y-sơ-ra-ên trong Cựu ước. Luật pháp được ban cho qua thiên sứ (Thi thiên 68:17, Công vụ 7:53, Ga-la-ti 3:19). Hình của chê-ru-bin được dệt trong màn của đền tạm, và chê-ru-bin được làm bằng vàng phủ trên nấp thi ân. Chúng ta nghe tiên tri Ê-sai ký thuật, ông thấy khải tượng về sê-ra-phin. Và trong sách Khải huyền chúng ta cũng thấy rằng sau khi hội thánh được cất lên, có công tác của thiên sứ về sự đoán phạt sẽ được thực hiện. 
            Giờ đây tôi nói điều này một cách cẩn thận: Công tác của thiên sứ không có liên hệ đến hội thánh. Nhưng tôi biết có người sẽ nói, chúng ta có thiên sứ bảo vệ. Nhưng xin các bạn lưu ý rằng, ý nghĩ này đến từ đâu? Tôi không nghĩ rằng chúng ta có thiên sứ bảo vệ. Xin để tôi hỏi các bạn câu này: Các bạn có phải là con cái của Đức Chúa Trời không? Nếu các bạn là con cái của Đức Chúa Trời, các bạn được sự ngự trị của Đức Thánh Linh, Ngài là Ngôi thứ ba trong Ba Ngôi Đức Chúa Trời. Điều gì thiên sứ bảo vệ có thể làm cho các bạn mà Đức Thánh Linh không thể làm? Tôi xin các bạn hãy suy nghĩ về điều đó. Trong cảm nghĩ của tôi, công tác của thiên sứ không có liên hệ đến hội thánh.
            Ngày nay đề tài về thiên sứ trở nên khó khăn và nguy hiểm. Bởi vì nó bị ma quỷ lợi dụng. Có một số tác giả nói về ma quỷ mà gọi đó là thiên sứ. Ma quỷ giả dạng hình thiên sứ để lôi cuốn người ta đi theo nó. 
Ý nghĩ về hoạt động của thiên sứ trong hội thánh đến bởi do một số người trong hội thánh đầu tiên vẽ những bức tranh đẹp về thiên sứ. Tôi nghi ngờ là những người vẽ này có bao giờ thấy thiên sứ chưa, nhưng họ lại vẽ thiên sứ. Nếu các bạn có dịp vào nhà nguyện Sistine ở La-mã, và nhìn lên trần nhà, các bạn thấy thiên sứ bay lượn ở phía trên. 
            Các bạn thân mến, công việc của thiên sứ không có liên hệ đến đời sống chúng ta hiện nay. Chúng ta liên hệ đến Chúa Cứu Thế hằng sống. Chúng ta để thiên sứ qua một bên, bởi vì chúng ta không đến với Đức Chúa Trời qua thiên sứ. Chúng ta có Đức Thánh Linh và có Đấng Christ, là Đấng Cầu Thay lớn cho chúng ta. Xin chúng ta đừng để tâm trí hướng về thiên sứ, nhưng hướng về Đấng Christ, vì Ngài cao trọng hơn thiên sứ. 
            Chúa Giê-xu hưởng danh cao hơn danh thiên sứ bao nhiêu. Từ ngữ “thiên sứ” có nghĩa đơn giản là “sứ giả”, và không có nghĩa gì hơn nữa. Các thiên sứ cũng thờ phượng Chúa Giê-xu. Các thiên sứ là những tạo vật được Đức Chúa Trời dựng nên. Đấng Christ cao trọng hơn, tốt hơn thiên sứ, và lời tuyên bố này được xác định rõ cho chúng ta trong thư Hê-bơ-rơ. Trong Cựu ước có nhiều lần đề cập Chúa Giê-xu Christ là “Thiên sứ của Chúa”. Nhưng trong Tân ước Chúa Giê-xu trở thành con người, Ngài có hình thể con người. Ngài không hiện ra như là thiên sứ của Chúa nữa. Chúa Giê-xu là người. Đó là điều nhấn mạnh trong thư Hê-bơ-rơ này. 
            Bắt đầu từ Hê-bơ-rơ 1:5 có một loạt các lời trích dẫn từ Cựu ước. Có tất cả bảy lời trích dẫn, nhưng sáu lời được trích từ sách Thi thiên. Sách Thi thiên nói nhiều về Đấng Christ hơn bất cứ sách nào khác. Thi thiên là quyển thánh ca trong đền thờ để ca ngợi Đấng Christ. Các bạn có một bức tranh trọn vẹn về Đấng Christ trong Thi thiên hơn là trong các sách Tin lành. Các lời trích dẫn trong Hê-bơ-rơ rất quan trọng. Tác giả thư Hê-bơ-rơ trích từ Kinh thánh Cựu ước để nhấn mạnh điểm này, Con của Đức Chúa Trời cao trọng hơn các thiên sứ. 
            Hêbơrơ 1:5: “Vả, Đức Chúa Trời há có bao giờ phán cùng thiên sứ nào rằng: Ngươi là Con ta, Ngày nay ta đã sanh ngươi? Lại há có khi nào phán: Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta?”
            Câu nói: Ngươi là Con ta, Ngày nay ta đã sanh ngươi? Được trích dẫn từ Thi thiên 2:7. Và trong Công vụ đoạn 13 chúng ta có lời ký thuật về bài giảng lớn của Phao-lô ở An-ti-ốt, xứ Bi-si-đi trong đó ông trích dẫn Thi thiên 2:7. Phao-lô không có đề cập về Bết-lê-hem, nhưng đề cập về sự phục sinh của Đấng Christ, khi Ngài sống lại từ kẻ chết. Vì thế Đấng Christ là Đấng duy nhất có thể chết thay tội lỗi của thế gian. Không một thiên sứ nào có thể cứu chúng ta. Chỉ có Đấng Christ trở thành người và trả án phạt tội lỗi, đó là sự chết. Tiền công của tội lỗi là sự chết. Chúa Giê-xu phải đổ huyết báu của Ngài, bởi vì không có đổ huyết thì không có sự tha thứ tội lỗi. Nhờ đó Ngài trở nên sự cứu rỗi cho các bạn và tôi. Sau đó Ngài được đem trở lại từ sự chết. Tại sao như vậy? Bởi vì là Con của Đức Chúa Trời. Ngài được sanh lại từ kẻ chết. 
            Với lời phán, Ta sẽ làm Cha người, Người sẽ làm Con ta? được trích dẫn từ Sa-mu-ên thứ nhì. Đây là lời hứa của Đức Chúa Trời với vua Đa-vít và Ngài lập giao ước với ông, II Sa-mu-ên 7:12-14
            “Khi các ngày ngươi đã mãn, và ngươi ngủ với các tổ phụ ngươi, thì ta sẽ lập dòng giống ngươi kế vị ngươi, là dòng giống do ngươi sanh ra, và ta sẽ khiến cho nước nó bền vững. Nó sẽ xây một đền thờ cho danh ta, và ta sẽ khiến cho ngôi cùng nước nó bền đổ đời đời. Ta sẽ làm cha nó, nó sẽ làm con ta. Nếu nó phạm tội ác, tất ta sẽ sửa phạt nó bằng roi và thương vít loài người”.
            Giờ đây có người nói rằng, dòng dõi của Đa-vít chỉ là Sa-lô-môn. Nhưng trong Hêbơrơ 1:5 nói rõ rằng khi Đức Chúa Trời ban lời hứa cho Đa-vít, lời đó đề cập về Chúa Giê-xu Christ. Nếu có bất cứ ai lý luận về điều nào khác, nó sẽ không có ý nghĩa, bởi vì Kinh thánh nói rõ và chỉ có Chúa Giê-xu ứng nghiệm lời này. 
            Hêbơrơ 1:6: “Còn khi Ngài đưa Con đầu lòng mình vào thế gian, thì phán rằng: Mọi thiên sứ của Đức Chúa Trời phải thờ lạy Con”.
            Câu này được trích dẫn từ Thi thiên 97:7 và từ Phục truyền 32:43 trong bản dịch Septuagint (không phải trong bản Kinh thánh Cựu ước bằng tiếng Hêbơrơ). Thiên sứ của Đức Chúa Trời tốt đẹp, nhưng các thiên sứ thấp hơn Con Đức Chúa Trời. Họ là thiên sứ của Ngài, họ phục vụ Ngài, họ thờ phượng Ngài. Nhưng Con của Đức Chúa Trời không thờ phượng thiên sứ. 
            Hêbơrơ 1:7: “Nói về thiên sứ thì Ngài phán rằng: Đức Chúa Trời làm cho thiên sứ Ngài như gió, Và tôi tớ Ngài như ngọn lửa”.
            Lời này được trích dẫn từ Thi thiên 104:4. Các thiên sứ thuộc về Chúa. Họ là là những người giúp việc cho Ngài, thờ phượng Ngài. Đây là điều quan trọng để thấy. Tác giả thư Hêbơrơ mà tôi tin rằng, ông ta là Phao-lô chỉ cho biết rằng Đấng Christ cao trọng hơn thiên sứ, và ông dùng Kinh thánh Cựu ước chứng minh điều này. Các bạn có thấy sự quan trọng thế nào trong hai đoạn đầu của sách Hêbơrơ không? Hai đoạn này đặt nền tảng cho phần còn lại của cả sách mà nó đề cập về chức vụ hiện tại của Đấng Christ cho những ai tin nhận hôm nay. Chúng ta có thể để một ít thì giờ suy xét về sự kiện có Đấng Christ hằng sống đang ngồi bên hữu ngôi của Đức Chúa Trời. Ngài cao trọng hơn những gì tôi nghĩ, bởi khi tôi đọc những lời này. Các bạn và tôi không biết mình sẽ ra như thế nào, nhưng Đấng Christ đang ngồi bên hữu ngôi của Đức Chúa Trời cho các bạn và tôi. Ngài là Đấng chân thật và hằng sống. 
            Những độc giả thư Hêbơrơ rất dễ hiểu về sự quan trọng của thiên sứ, bởi vì họ biết về thiên sứ được nói đến trong Cựu ước. Họ nghĩ rằng thiên sứ ở cạnh ngôi của Đức Chúa Trời. Họ đã đọc về sự hiện ra của thiên sứ như là các tôi tớ của Đức Chúa Trời và như là tiên tri của Đức Chúa Trời. Vì thế thiên sứ trở nên rất quan trọng với họ. 
            Như tôi đã đề cập trước đây, tôi không tin rằng công tác của thiên sứ liên hệ đến hội thánh ngày nay. Tôi không tin rằng thiên sứ hiện ra cho con người ngày nay. 
            Con người không trở thành thiên sứ. Đức Chúa Trời làm nên vũ trụ này với những vật thấy được và vật không thấy được. Như chúng ta đọc trong Côlôse 1:16 Đấng Christ tạo dựng những vật thấy được và không thấy được. Thí dụ như các bạn không thấy nguyên tử, nhưng nó là một nguyên liệu có nhiều năng lượng. Đức Chúa Trời tạo dựng nên những tạo vật khôn ngoan, hay còn gọi là thiên sứ mà họ trổi hơn con người. Các tạo vật khôn ngoan sống ở các nơi trên trời, và Đức Chúa Trời đã tạo dựng họ nhiều trong vũ trụ này mà chúng ta không nghĩ đến ngày nay. Con người không ra từ súc vật. Có thế giới vật chất, có thế giới súc vật. Có những tạo vật thấp hơn con người, có những tạo vật trên con người. Chúng ta không đến từ súc vật, và chúng ta không hề trở thành thiên sứ. 
            Các bạn có nhớ bài hát, tôi muốn trở thành thiên sứ không? Thật ra đó chỉ là một mơ ước và nó không bao giờ trở thành hiện thực. Kinh thánh nói rằng con người không thể trở thành thiên sứ.
            Từ ngữ thiên sứ có nghĩa là “sứ giả” và có thể áp dụng cho con người hay sứ giả thánh. Có nhiều thứ bậc của các tạo vật trong siêu nhiên, và chúng ta thấy điều đó trong Kinh thánh. Tôi nghĩ rằng chúng ta sẽ ngạc nhiên nếu chúng ta hiểu biết về số lượng của thiên sứ trong vũ trụ. Họ được gọi là “các đạo binh của trời”, có nghĩa rằng họ có vô số. Số lượng của họ không thể chia ra hay thêm vào, và chúng ta không biết rằng có bao nhiêu thiên sứ. Các thiên sứ là một phần quan trọng trong chương trình của Đức Chúa Trời, nhưng Đấng Christ cao trọng hơn thiên sứ. 




Chủ Nhật, 9 tháng 2, 2014

Bài 2: Hêbơrơ 1:1-2: "ĐẤNG CHRIST CAO TRỌNG HƠN TIÊN TRI VÀ THIÊN SỨ"


Hêbơrơ 1:1- 2
ĐẤNG CHRIST CAO TRỌNG HƠN TIÊN TRI VÀ THIÊN SỨ.
            Phần đầu trong thư Hê-bơ-rơ nói đến giáo lý. Mười đoạn đầu tỏ bày cho biết rằng Đấng Christ tốt hơn các nghi thức trong Cựu ước. Và phần thứ nhì của thư tín nói đến việc thực hành, trình bày cho chúng ta thấy rằng Đấng Christ đem đến nhiều lợi ích và công tác. Qua phương cách này, chúng ta thấy là khuôn mẫu mà Phao-lô thường viết trong các thư khác. Đó là phần đầu nói về giáo lý và phần thứ hai nói đến việc thực hành. Trong suy nghĩ của tôi, có nhiều bằng chứng cho thấy Phao-lô là người viết thư tín Hê-bơ-rơ. 
            Dầu rằng tôi không độc đoán nói về tác giả thư Hê-bơ-rơ, nhưng tôi có thể nói rằng chúng ta học hỏi lời của Đức Chúa Trời mà Đức Thánh Linh ban cho chúng ta. Bởi vì Đức Thánh Linh là tác giả thật của thư này, vì thế tác giả con người và niên đại của thư tín là điều thứ nhì. Thư Hê-bơ-rơ là một thư quan trọng nhất chúng ta có trong Lời của Đức Chúa Trời. Vì thế tôi thấy mình không xứng đáng để giới thiệu và ví sánh thư này, tôi mượn lời của bốn người giải nghĩa Kinh thánh nổi tiếng để giới thiệu thư tín Hê-bơ-rơ. Từ bốn quan điểm khác nhau, mỗi người nhấn mạnh đến một phương diện trong thân vị của Đấng Christ. Do đó tôi có thể nhận lấy lời hứa của Chúa Giê-xu khi Ngài nói rằng, khi Đức Thánh Linh sẽ đến Ngài sẽ dẫn chúng ta vào mọi lẽ thật (Giăng 16:12-15). 
            Xin chúng ta giữ trong tâm trí rằng, thư tín này được viết trực tiếp cho Cơ-đốc-nhân Hê-bơ-rơ, là những người đang đứng giữa hai thời kỳ lớn. Và thời kỳ luật pháp Môi-se đang kết thúc. (Xin quý vị lưu ý điều này, trong khi tìm hiểu thư Hê-bơ-rơ, tôi dùng nhiều lần đến từ ngữ “luật pháp,” xin quý vị hiểu rằng tôi muốn nói về luật pháp mà Đức Chúa Trời ban cho Môi-se trước đây). 
            Việc dâng tế lễ trong đền thờ Đức Chúa Trời trước đây có nhiều ý nghĩa, nhưng giờ đây không còn ý nghĩa nữa. Những gì Đức Chúa Trời đòi hỏi trước đây, giờ đây trở thành tội lỗi, nếu như người tin nhận thực hành, và thư tín này nói rõ cho chúng ta. Thư tín Hê-bơ-rơ này được giảng cho người Cơ-đốc-nhân Hê-bơ-rơ, dầu rằng sự dạy dỗ của thư tín này cũng cho mọi người tin nhận Chúa của mọi chủng tộc, thuộc mọi thời đại. Nó cũng rất có ý nghĩa cho các bạn và tôi ngày hôm nay. Dầu vậy, chúng ta cần giữ trong tâm trí rằng, đọc giả nhận thư đầu tiên là người Hê-bơ-rơ (người Do-thái). 
Đấng Christ Cao TRỌNG Hơn Các Tiên Tri.
            Hê-bơ-rơ 1:1: “Đời xưa, Đức Chúa Trời đã dùng các đấng tiên tri phán dạy tổ phụ chúng ta nhiều lần nhiều cách”.
            Các bạn chú ý câu đầu tiên này và sách này bắt đầu với từ ngữ “Đức Chúa Trời”. Có một số lời nói đầu mà nó làm nền tảng cho cả sách. Khi học về hình học có một số định lý mà các bạn phải bắt đầu. Nếu không làm như thế, các bạn sẽ không bắt đầu gì cả. Nếu hai cộng với hai không bằng bốn, các bạn sẽ không đi xa hơn trong toán học. Đường thẳng là con đường ngắn nhất nối giữa hai điểm, đó là sự kiện được chứng minh, và nó được chấp nhận. Khi sự kiện được thiết lập, các bạn có thể tiếp đi xa hơn và chứng minh những điều khác. 
            Trong Hê-bơ-rơ cũng như trong sách Sáng thế ký, không có cố gắng chứng minh Đức Chúa Trời hiện hữu, nhưng cả sách nói quả quyết rằng Đức Chúa Trời hiện hữu. Ngày nay có những khóa học trong trường Kinh thánh cố gắng xây dựng một số hệ thống triết lý, mà qua đó chứng minh Đức Chúa Trời hiện hữu. Tôi thấy những khóa học như thế chỉ mất thì giờ mà thôi. Có một điều gì sai cho các bạn, nếu các bạn không thể đi ra ngoài để nhìn lên núi, hay đi xuống bờ biển để nhìn biển, hay bước ra ngoài để nhìn lên bầu trời, và nhận biết có Đấng Tạo Hóa. 
            Thi thiên 19:1: “Các từng trời rao truyền sự vinh hiển của Đức Chúa Trời, Bầu trời giải tỏ công việc tay Ngài làm”.
            Các bạn thân mến, nếu vũ trụ đã tạo dựng không nói các bạn một điều nào đó về Đấng Tạo Hóa, có một sai lầm nào đó trong các bạn. 
            Thi thiên 14:1: “Kẻ ngu dại nói trong lòng rằng: chẳng có Đức Chúa Trời. Chúng nó đều bại hoại, đã làm những việc gớm ghiếc; Chẳng có ai làm điều lành”.
            Tiền đề thứ nhì chúng ta tìm thấy trong Hêbơrơ 1:1 là Đức Chúa Trời đã truyền phán, đã nói ra. Chúng ta nhận biết rằng Đức Chúa Trời là Đấng khôn ngoan, và Ngài ban cho loài người một mức độ khôn ngoan nào đó. Nếu chúng ta chưa nhận được khải thị từ nơi Ngài, tôi đề nghị chúng ta chờ đợi. Đức Chúa Trời ban sứ điệp của Ngài qua chúng ta. Đức Chúa Trời truyền đạt với chúng ta. Sự khải thị mà chúng ta có là Lời của Đức Chúa Trời được hà hơi. Câu đầu tiên của thư Hê-bơ-rơ này xác nhận cho chúng ta biết rằng Kinh thánh là lời thánh được hà hơi. Sự khải thị mà tác giả đề cập trong Cựu ước là sự khải thị mà chúng ta có hiện nay. 
            Có một số người nghĩ rằng Phao-lô không phải là người viết thư này, bởi vì cớ nó được viết bởi ngôn ngữ sáng chói của tiếng Hy-lạp. Nó được viết bởi một người thầy Hy-lạp. Có sự thông suốt và tốt đẹp, nhưng chúng ta không nhận biết rõ điều này khi được chuyển dịch sang ngôn ngữ khác. 
            Trong câu mở đầu thư Hê-bơ-rơ với từ ngữ “đời xưa”, nó không nói về thời gian như chúng ta nghĩ. Nó nhấn mạnh đến thời mà Đức Chúa Trời nói qua Môi-se, nhưng trước đó Ngài đã nói với Áp-ra-ham. Đức Chúa Trời nói với Áp-ra-ham qua chiêm bao và qua thiên sứ của Đức Chúa Trời, nhưng khi Ngài nói với Áp-ra-ham, Ngài không nói với Áp-ra-ham những gì Ngài nói với Môi-se. Đức Chúa Trời không nói với Áp-ra-ham về luật pháp. Ngài không ban cho Áp-ra-ham Mười điều răn, nhưng sau đó Đức Chúa Trời ban Mười điều răn cho Môi-se. Và sau đó Ngài nói với Đa-vít về một vị Vua sẽ đến từ dòng dõi của ông, và Vua đó sẽ trở thành Đấng Cứu Thế. Và khi Đa-vít đã già, ông nói sẽ có một vị Vua sẽ đến trong dòng dõi của ông và trở thành Đấng Cứu Thế. Đức Chúa Trời không nói các tin tức này cho Môi-se, và Ngài cũng không nói điều đó cho Áp-ra-ham. Thật ra, Đức Chúa Trời ban cho Môi-se một luật pháp mà dân Y-sơ-ra-ên không có vị vua trên đất, bởi vì Đức Chúa Trời sẽ là vua của họ. Dầu vậy, Đức Chúa Trời biết lòng của loài người, và đến một lúc dân Y-sơ-ra-ên muốn có vua giống như các dân tộc xung quanh có một người làm vua. Chúa ban cho họ điều họ cầu xin, nhưng nó làm tổn hại linh hồn của họ. Ngài dùng điều đó như là phương cách dẫn đến Đấng Mêsia, Đấng Cứu Thế vào trong thế gian. Trong câu đầu tiên này, nói rằng Đức Chúa Trời không ban tất cả mọi lẽ thật của Ngài cho Áp-ra-ham, nhưng lần lượt Ngài ban cho thêm nhiều lẽ thật đến với nhiều người khác nhau trải qua hằng nhiều năm. Cho đến thời kỳ đã trọn, Đức Chúa Trời ban Con Ngài đến thế gian. Có sự phát triển về lẽ thật trong Kinh thánh. 
            Đức Chúa Trời dùng nhiều cách để truyền phán. Ngài hiện ra trong chiêm bao với Áp-ra-ham, nhưng Ngài ban cho Môi-se luật pháp. Và sau này Ngài ban lời hứa cho Giô-suê. Chúa phán qua chiêm bao, Ngài phán qua luật pháp, Ngài, Ngài truyền phán qua biểu tượng, Ngài phán qua nghi thức, Ngài truyền phán qua lịch sử, Ngài truyền phán qua văn thư, và Ngài truyền phán qua tiên tri. Đức Chúa Trời dùng nhiều phương cách khác nhau trong khoảng thời gian rất dài. Đức Chúa Trời dùng khoảng 40 tác giả để truyền đạt Lời Ngài trải qua 1500 năm. Tác giả Hê-bơ-rơ nói cho chúng ta một điều rất tuyệt vời ở điểm này. 
            Các bạn có thấy sự tuyệt vời khi Kinh thánh được viết bởi nhiều tác giả khác nhau không? Đức Chúa Trời dùng nhiều người viết ra Kinh thánh. Những người Đức Chúa Trời dùng có lý lịch khác nhau, có khả năng khác nhau. Một trong những tác giả là Simôn Phierơ, ông không biết nhiều về tiếng Hylạp, nhưng Đức Chúa Trời dùng ông. Tác giả của thư Hêbơrơ (mà tôi tin rằng là Phao-lô) là người thầy về tiếng Hylạp. Khi Phao-lô viết thư cho người Galati và Côrinhtô, ông nói một cách rõ ràng. Ông dùng ngôn ngữ người đương thời có thể hiểu rõ, Phaolô là người du hành nhiều nơi bằng đường biển và đường bộ. Vì thế lời trong thư Hêbơrơ là một nghệ thuật. 
            Trong lời mở đầu thư tín này đề cập về Đức Chúa Trời. Không cần phải chứng minh về sự hiện hữu của Ngài. Nếu các bạn từ chối sự hiện hữu của Đức Chúa Trời thì sự trở ngại là của chính các bạn, chớ không phải của Đức Chúa Trời. Có nhiều người bé nhỏ, nhưng có bằng cấp cao chối bỏ sự hiện hữu của Đức Chúa Trời. Những người này là ai? Họ là những người có tư tưởng hẹp hòi, Đức Chúa Trời để họ một bên, Ngài không để mất thì giờ chứng minh sự hiện hữu của Ngài cho họ. Nếu bất cứ người nào đến với Đức Chúa Trời, trước nhất người ấy phải tin rằng có Đức Chúa Trời. 
            Đức Chúa Trời phán với tổ phụ nhiều lần. Các tổ phụ được đề cập trong câu này là ai? Họ là Áp-ra-ham, Y-sác, Gia-cốp, Giô-suê, Môi-se, Đa-vít, Ê-sai .. Họ là những tổ phụ, nhưng không phải là tổ phụ của tôi hay của các bạn. Những lời trong thư Hê-bơ-rơ này được viết cho dân tộc mà họ có thể gọi Áp-ra-ham, Y-sác và Gia-cốp là cha của họ. Dầu vậy Đức Chúa Trời là cha của dân ngoại, và chúng ta có thể cảm tạ Đức Chúa Trời về điều đó. 
            Trong quá khứ Đức Chúa Trời phán dạy với các tổ phụ qua tiên tri. Tiên tri là một người nói cho Đức Chúa Trời, và các tiên tri của Đức Chúa Trời nói những điều trong tương lai. Đức Chúa Trời nói qua nhiều tiên tri và họ truyền đạt cho con người những sứ điệp lớn lao. Tất cả các lời truyền đạt được kết hiệp lại thành Kinh thánh Cựu ước và lưu lại cho chúng ta ngày nay, qua những lời này chúng ta nhận được sự khải thị của Đức Chúa Trời. 
            Nhưng giờ đây chúng ta thấy Đức Chúa Trời truyền phán trong thời kỳ trọn vẹn sau cùng, tức là truyền phán qua Con của Ngài. 
            Hêbơrơ 1:2: “rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta bởi Con Ngài, là Con mà Ngài đã lập lên kế tự muôn vật, lại bởi Con mà Ngài đã dựng nên thế gian”
            Cuối cùng giờ đây Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta bởi chính Con Ngài. Theo văn tự, Đức Chúa Trời nói với chúng ta trong chính Con Ngài. Nếu Đức Chúa Trời truyền phán từ trời thì Ngài lập lại phương cách đã thực hiện trước đây. Nhưng chúng ta có Lời sau cùng của Đức Chúa Trời cho thế gian này trong Chúa Giê-xu Christ. 
            “Rồi đến những ngày sau rốt nầy, Ngài phán dạy chúng ta..” Từ ngữ “chúng ta” rất quan trọng, đề cập cùng nhóm người mà Ngài phán dạy qua tiên tri trong Cựu ước, đó là người Hêbơrơ. Các bạn nhớ là Đức Chúa Cha phán bảo từ trên trời rằng: “Nầy là Con yêu dấu của ta, đẹp lòng ta mọi đường; hãy nghe lời Con đó!” (Mathiơ 17:5). Từ khi Đức Chúa Cha nói lời sau cùng của Ngài trong Chúa Giê-xu Christ, đó cũng là lời sau cùng cho các bạn và tôi. 
Đức Chúa Trời phán dạy chúng ta bởi chính Con Ngài. Vì thế Đấng Christ cao trọng hơn tất cả mọi tác giả trong Cựu ước. Chính Ngài ban lời sau cùng của Đức Chúa Trời cho con người. Như Chúa Giê-xu nói khi Ngài đến thế gian này cách đây 2000 về trước, Đức Thánh Linh sẽ lấy điều thuộc về ta mà rao bảo cho các ngươi vậy (Giăng 16:15). Vì thế Đức Thánh Linh của Đức Chúa Trời phán bảo qua sứ đồ, Phaolô, Phierơ, Bác sĩ Luca và tất cả tác giả khác trong Tân ước đã cho chúng ta sự khải thị trọn vẹn từ Đức Chúa Trời. 
            Chúng ta được chỉ cho biết sự cao trọng của Đức Chúa Con trong bảy lời. Tôi tin rằng không một người nào trong chúng ta có thể ví sánh được. 
            “Ngài đã lập lên kế tự muôn vật”. Giờ đây một câu hỏi được nêu lên: Trong Giăng 1:3: “Muôn vật bởi Ngài được dựng nên, chẳng vật chi đã làm nên mà không bởi Ngài”. Chúng ta được nói cho biết, mọi sự tạo dựng là bởi Ngài và vì Ngài. Nó đã thuộc về Ngài, vì thế cách nào Ngài trở thành kẻ kế tự muôn vật? Chúa Giê-xu đến thế gian và lấy hình thể con người như chúng ta. Con người đầu tiên được ban cho quyền quản trị mọi tạo vật. Chúng ta không nhấn mạnh đủ về điều này, bởi vì trong Sáng thế ký công bố điều lớn lao bởi một vài lời ngắn. Chúng ta thấy trong sách Sáng thế ký với 11 đoạn đầu cho chúng ta lời ký thuật ngắn liên hệ đến nhiều vấn đề lớn lao của sự sáng tạo. Khi Đức Chúa Trời nói rằng Ngài ban cho con người quyền quản trị mọi tạo vật trên đất (Sáng thế ký 1:26), Ngài không muốn lập A-đam chỉ là người giữ vườn bông. Đó không phải là những gì Ađam làm. Ađam là người quản trị. Sự quản trị này liên hệ đến quyền cai trị. Tất cả mọi tạo vật ở dưới quyền quản trị của Ađam, ông có thể điều khiển mọi sự theo ý muốn tốt lành. Nhưng từ khi A-đam phạm tội, ông mất quyền cai trị này. 
            Khi Chúa Giê-xu đến thế gian, Ngài đến trong hình thể con người. Ngài thực hiện phép lạ trong mọi lãnh vực. Ngài có thể chế ngự cơ thể con người, Ngài chế ngự thiên nhiên, Ngài có thể làm cho bão tố yên lặng, Ngài có thể hóa bánh cho 5000 người ăn. Ngài phục hồi lại những gì đã mất trong Ađam. Chúa Giê-xu trở nên Đấng kế tự muôn vật, và chúng ta được nói trong Kinh thánh rằng, chúng ta là kẻ kế tự của Đức Chúa Trời. Rô-ma 8:16- 17: “Chính Đức Thánh Linh làm chứng cho lòng chúng ta rằng chúng ta là con cái Đức Chúa Trời. Lại nếu chúng ta là con cái, thì cũng là kẻ kế tự: kẻ kế tự Đức Chúa Trời và là kẻ đồng kế tự với Đấng Christ, miễn chúng ta đều chịu đau đớn với Ngài, hầu cho cũng được vinh hiển với Ngài”. Từ ngữ “kẻ đồng kế tự với Đấng Christ” là một chữ rất hay, nó không có nghĩa rằng bình quyền trong sự kế tự, nhưng được dự phần kế tự. Tôi xin lấy một thí dụ để giải bày. Người cha giàu chỉ có một đứa con trai, ông làm tờ di chúc để tài sản lại cho con trai mình và một phần năm tài sản cho người cháu. Người cháu được một phần sản nghiệp. Chúa Giê-xu là người kế tự và chúng ta chỉ dự phần kế tự, đồng kế tự. Ngài sẽ cai quản, nhưng Ngài đặt cho các bạn và tôi cai quản một phần nhỏ trong vũ trụ của Ngài. Trong phương cách đó chúng ta đồng kế tự với Đấng Christ, chúng ta thừa hưởng của cải không hư mất, không phai tàn, và nó đang để dành cho chúng ta trên trời. Chúng ta có được sự thừa hưởng này, bởi vì có nhiều điều lạ lùng mà Chúa đã làm cho chúng ta. Ngài phục hồi lại những điều đã mất trong A-đam, và hơn thế nữa, Ngài lập chúng ta thành kẻ đồng kế tự với Ngài. Đấng Christ là Đấng sẽ kế tự mọi vật. Không một tiên tri nào trong Cựu ước có được lời hứa như vậy. Các bạn thấy rằng tác giả của thư tín Hê-bơ-rơ cho chúng ta thấy Đấng Christ trổi hơn tiên tri. 
            “Lại bởi Con (Chúa Giê-xu) mà Ngài đã dựng nên thế gian”. Nhiều người tin rằng điều này đề cập đến hành động sáng tạo. Sáng thế ký 1:1: “Ban đầu Đức Chúa Trời dựng nên trời đất”.
            Thật ra nó không đề cập đến hành động sáng tạo. Tại đây từ ngữ Hy-lạp “thế gian” có nghĩa là thời đại. Điều này đi xa hơn Ngài trở thành Đấng Tạo Hóa. Điều này tạo mục đích trong mọi sự. Ngài là Đấng kế tự, Ngài ban cho mọi chương trình trong tương lai. Ngài lập nên mọi thời đại, và ban mục đích cho mọi sự. Không những Ngài tạo dựng nên mọi sự, Ngài cũng dựng nó cho một mục đích. 
            Kinh thánh làm nên sự nhận thức. Đức Chúa Trời có một lý do cho những điều Ngài làm, và ngày nay Ngài có lý do cho những điều Ngài tiếp tục làm. 
            Thí dụ, Đức Chúa Trời tạo dựng nên con người, và đặt con người trong vườn địa đàng. Ngài đặt một điều kiện cho con người sống trong đó. Con người không được ăn trái cây cấm. Không có điều gì sai với trái cây đó. Nhưng đó là sự thử nghiệm của Đức Chúa Trời để xem con người có vâng theo lời Ngài hay không? Và con người lúc đó thất bại trước sự thử nghiệm của Đức Chúa Trời.
            Đức Chúa Trời có chương trình và mục đích cho mọi sự. Có một thời kỳ Đức Chúa Trời thử nghiệm con người. Thời gian đó đến khi Đức Chúa Trời ban cho con người luật pháp Môi-se. Một lần nữa, nó thử nghiệm sự vâng lời của con người. Ngày nay các bạn và tôi sống dưới ân điển. Chúng ta được cứu bởi ân điển, chúng ta không hề được cứu bởi luật pháp. Trước nhất, nó không được ban cho chúng ta trong thời kỳ này, và thứ nhì, chúng ta cũng không thể giữ được. Chúng ta không thể nào đạt tiêu chuẩn công bình mà Đức Chúa Trời đã đặt. Điều này rất rõ, Đức Chúa Trời không cứu chúng ta bởi việc làm. Ngài không cứu chúng ta bởi vì chúng ta không đạt được mức hoàn toàn. Chúng ta không được cứu rổi bởi sự bất toàn của mình. Vì thế Đức Chúa Trời phải có một phương cách khác, và ngày nay chúng ta được cứu bởi ân điển. 
            Chúa Giê-xu Christ là Đấng Tạo Hóa của vũ trụ này, và Ngài có mục đích cho nó. Từ khi vũ trụ được dựng nên, nó chuyển động theo sự tuần hoàn tốt đẹp. Mặt trời và mặt trăng chiếu ánh sáng và tạo ra các mùa trong năm theo một tuần tự rất tốt. Chúng ta đang sống trong vũ trụ có mục đích tốt đẹp và Chúa Giê-xu là Đấng ban cho mục đích đó.